Như đã biết sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã hoàn chỉnh và góp phần rất quan trọng về nhận thức cũng như đấu tranh của những giai cấp công nhân và những tầng lớp vô sản. Hơn nữa trên thực tế vẫn còn rất nhiều người thắc mắc chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm nào của thế kỷ XIX? Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết ngay dưới bài viết sau.
Đôi nét về chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm nào của thế kỷ XIX?
Chủ nghĩa Mác đã được ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây thời điểm chủ nghĩa tư bản tại Châu Âu đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ, nhằm tạo ra những điều kiện về Kinh tế – Xã hội và Chính trị, điều này rất thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Hơn nữa với sự xuất hiện của giai cấp vô sản cùng với cuộc đấu tranh khá mạnh mẽ của giai cấp này, đã trở thành một điều kiện Xã hội và chính trị quan trọng nhất để chủ nghĩa Mác được ra đời. Cùng với đó tại thời điểm này đã có rất nhiều phát minh khoa học có tính thời đại đã xuất hiện.

Mặt khác chủ nghĩa Mác ra đời nó còn là kết quả của sự kế nhiệm có chọn lọc và tiếp thu những có phê phán, trên tất cả những tinh hoa của lịch sử tư tưởng nhân loại, từ cổ đại cho tới hiện đại của Ph.Ăngghen (1820 -1895) và C.Mác ( 1818-1883). Tuy nhiên trực diện nhất là kinh tế cổ điển của Anh, triết học của Đức và chủ nghĩa xã hội, xã hội không tử tương của Pháp.
Bên cạnh đó sự ra đời của chủ nghĩa Mác còn là kết quả của rất nhiều yếu tố như tình yêu thương những người lao động, niềm tin vào lý tưởng cách mạng của những người giai cấp công nhân, yêu thương người lao động và sự thông minh,… Đồng thời vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX chủ nghĩa Mác đã được V.I.Lênin đã bổ sung thêm phát triển vào trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, sau đó chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và khoa học thế giới vi mô phát triển, cùng với chủ nghĩa xã hội hiện thực xây dựng tại nước Nga Xô Viết. Từ đó mở ra một giai đoạn phát triển cho cho chủ nghĩa Mác.
Những nội dung chủ yếu thể hiện về bản chất khoa học cũng như cách mạng của chủ nghĩa Mác
Chủ nghĩa Mác được biết đến là một thuyết khoa học và cách mạng. Dưới đây chính là những nội dung thể hiện về bản chất cũng như cách mạng của chủ nghĩa này, cụ thể như sau:

Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là hệ thống lý luận khoa học
Chủ nghĩa Mác chính là một hệ thống lý luận khoa học có thống nhất với ba bộ phận không thể nào tách rời, đó chính là kinh tế chính trị học Mác, triết học Mác cùng với chủ nghĩa xã hội khoa học. Hơn nữa học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội của triết học Mác đã chỉ ra rằng lực lượng sản xuất theo quy luật khách quan tự thân vận động phát triển, khi đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt đối với quan hệ sản xuất hiện có.
Đồng thời mâu thuẫn này được quyết sẽ khiến cho phương thức sản xuất mới ra đời và kéo theo nó chính là một xã hội mới cùng một hình thái xã hội – kinh tế mới được ra đời trong bối cảnh xã hội cũ.
Mặt khác học thuyết giá trị thặng dư của kinh tế chính trị học Mác, đã chỉ ra rõ sản xuất giá trị thặng dư là mục đích và quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó chính mâu thuẫn giữa tính xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn cùng với tính chất tư bản, tư nhân chủ nghĩa của sự chiếm hữu tư liệu sản xuất. Chính là nguyên nhân của mâu thuẫn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Mặt khác mâu thuẫn này sẽ chỉ được giải quyết thông qua cách mạng xã hội do giai cấp công nhân thực hiện. Giai cấp này mang vai trò lôi cuốn những tầng lớp lao động khác tham gia vào cuộc đấu tranh đập bỏ xã hội cũ và xây dựng lại xã hội mới, không còn bóc lột người mà chủ nghĩa xã hội khoa học đã chỉ ra.
Chủ nghĩa Mác- Lênin với sự thống nhất hữu cơ giữa phương pháp luận Mác Xít và thế giới quan khoa học
Trước thời điểm chủ nghĩa Mác – Lênin được ra đời thì thế giới quan học cùng với phương pháp luận biện chứng khoa học sẽ luôn tách biệt nhau. Đồng thời trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã xuất hiện một số nhà tư tường có sự thống nhất giữa hai vấn đề này, nhưng sự thống nhất này vẫn còn nằm ở trình độ thấp. Bởi cả hai đều đang ở trình độ thô sơ.

Bên cạnh đó trong chủ nghĩa Mác, thì chủ nghĩa duy vật thống nhất hữu cơ cùng với phép biện chứng. Hơn nữa cả hai đều được C.Mác cùng Ph.Ăngghen phát triển và mang một trình độ mới về chất đã hơn hẳn so với trước đó. Từ đó sự thống nhất về thế giới khoa học và phương pháp luận biện chứng khoa học Mácxít chính là một đặc trưng không thể thiếu của chủ nghĩa Mác.
Chủ nghĩa Mác- Lênin với học thuyết giải phóng xã hội, giải phóng con người cùng việc xác minh rõ con đường, lực lượng, giải phóng giai cấp phương thức để đạt mục tiêu đó
Như đã biết chủ nghĩa Mác được xuất phát từ còn người hiện thực cùng với mục đích của con người. Hơn nữa chủ nghĩa Mác không hề có mục tiêu nào khác ngoài giải phóng con người ra khỏi những hình thức áp bức, nô dịch, bóc lột. Tuy nhiên để có thể giải phóng con người trước hết cần giải phóng giai cấp công nhân, sau đó giải phóng nhân loại và giải phóng xã hội.

Hơn nữa con đường giải phóng này chính là con đường đấu tranh cách mạng để loại bỏ cách mạng nhà nước tư sản bóc lột và xây dựng lại một nhà nước mới. Để làm được điều này giai cấp công nhân cần phải đoàn kết và tập hợp những giai cấp nông dân, cùng với những người lao động khác dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản nhằm thực hiện đấu tranh cách mạng này.
Đồng thời trên thực tiễn lịch sử phát triển nhân loại đã giúp chứng tỏ được ý nghĩa nhân văn rất to lớn về mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người của chủ nghĩa Mác. Mặt khác cả về phương diện thực tiễn lẫn phương diện lý luận đều đã làm rõ chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa nhân đạo nhất.
Chủ nghĩa Mác chính là học thuyết mở được phát triển trong dòng trí tuệ của nhân loại và không ngừng đổi mới
Xét về bản chất thì chủ nghĩa Mác chính là một học thuyết rất phát triển và là hệ thống mở luôn không ngừng bổ sung cũng như phát triển. Bên cạnh đó Ph.Ăngghen, và C.Mác, V.I.Lênin không bao giờ xem lý luận của họ là bất khả xâm phạm, hay là hệ thống khép kín hoặc là chân lý tuyệt đích cuối cùng.
Ngược lại họ luôn đòi hỏi những con người cộng sản cần biết vận dụng sáng tạo của những nguyên lý cơ bản, để phù hợp với điều kiện, truyền thống văn hóa và bối cảnh lịch sử của mỗi nước. Bên cạnh đó nhờ vào sự sáng tạo mà chủ nghĩa Mác được phát triển, sự phát triển này là điều kiện giúp những người mác – Xít vận dụng mọi sáng tạo của chủ nghĩa Mác.
Lời kết
Với những thông tin chúng tôi cung cấp trên bài viết nong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm nào của thế kỷ XIX. Đồng thời hiểu rõ hơn về nội dung chủ yếu thể hiện về bản chất khoa học cũng như cách mạng của chủ nghĩa Mác.